Tác phẩm Sahakdukht

Âm thanh
Giới thiệu ngắn gọn và phát âm của "Srbuhi Mariam" của Sargis Najaryan (hy)
"Srbuhi Mariam"

Sahakdukht được công nhận là nhà soạn nhạc và nhà thơ phụ nữ đầu tiên được biết đến của Armenia,[10] sau đó là Khosrovidukht, người trẻ hơn bà nhưng cũng sống đương thời.[1] Bà được cho là đã sáng tác nhiều tác phẩm về Cơ đốc giáo, nhưng hiện đã bị thất truyền, bao gồm những ktsurd (antiphon và hoan ca), šarakan và các giai điệu khác.[3] Thơ cho các thể loại này bao gồm cả thơ có vần và thơ có hệ thống.[1] Các nguồn tin nói rằng những tác phẩm như vậy thường được viết cho Đức Trinh Nữ Maria, khiến những tác phẩm gần như tương đương với các theotokion cùng thời theo truyền thống Đông La Mã.[5]

Sáng tác duy nhất của Sahakdukht còn được lưu giữ lại là bản šarakan mang tên "Srbuhi Mariam" ("Thánh Mary"), đây là tác phẩm thể hiện sự tôn kính đối với đức trinh nữ Mary.[11] Tác phẩm này bao gồm một câu thơ gồm chín khổ, trong đó chữ cái đầu tiên của mỗi khổ (gồm 4 câu) ghép lại thành chữ 'Sahakdukht'.[3] Tác phẩm này được căn chỉnh theo phong cách với šarakans thuộc loại 'Metzatsustse' (Magnificat).[3] Ngoài ra, "Srbuhi Mariam" và phần lớn tác phẩm đã thất truyền của Sahakdukht có lẽ được mô phỏng theo kiểu thánh ca kanon của người Đông La Mã, giống như các tác phẩm của anh trai bà.[10] Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là Stepanos đã sống ở Constantinoplis trong nhiều năm, nơi Germanus I, một người đề xuất quan trọng về kanon ban đầu, đang hoạt động.[10] Tài liệu Hovanessian & Margossian (1978, tr. 45–47) cho bản dịch tiếng Anh của "Srbuhi Mariam". Một số học giả, bao gồm Ghevont Alishan, Malachia Ormanian và Grigor Hakobian đã cho rằng bản šarakan mang tên "Zarmanali e Ints" của Khosrovidukht là của chính Sahakdukht.[12]

Giống như tác phẩm duy nhất còn sót lại của Khosrovidukht, bản šarakan của Sahakdukht đã không chiếm được vị trí trong bộ sưu tập chính thức šarakan.[7] Tác phẩm cũng không được tìm thấy trong số các šarakans không rõ nguồn gốc.[7] Tuy nhiên, các bản šarakan của Sahakdukht được cho là có ảnh hưởng đáng kể đến các thế hệ tiếp theo. Nhà âm nhạc dân tộc học Şahan Arzruni nhận xét rằng chúng "đã giúp định hình sự phát triển của thể loại này trong những thế kỷ tiếp theo".[5] Ngoài ra, theo sử gia Agop Jack Hacikyan, các cụm từ xuất hiện trong "Srbuhi Mariam" như "đền thờ không thể hủy diệt", "tia sáng thần thánh" và "cây sự sống" từ đó đã trở thành tiêu chuẩn và phổ biến trong thơ ca tôn giáo và âm nhạc của Armenia.[3]